BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá có những đóng góp tích cực vào phác đồ điều trị bệnh tay-chân-miệng.
Nếu không cười, PGS.TS Trương Đăng Dung có gương mặt nghiêm nghị và đôi mắt thoáng buồn. Đó là gương mặt của người đã quá nửa cuộc đời dành thời gian cho công việc nghiên cứu và dịch thuật văn học.
Ông Trương văn Đẩu, từng là Tỉnh uỷ viên tỉnh Gò Công, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Thấy ông Đẩu học giỏi, một người thầy có lòng thương đã giúp đỡ, dẫn dắt ông lên Sài Gòn để ông có cơ hội được học tiếp tại trường Bá Nghệ (nay là Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).
Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu (18.11.1913 - 16.12.1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc. [1]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.
Trong tập 3 của bộ phim tư liệu Những hình ảnh chưa được công bố về chiến tranh Việt Nam, tác giả bộ phim đã công bố một chi tiết lạ: “Khi tấn công vào tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968, Quân Giải phóng đã cho cả một đội quay phim đi cùng đặc công để chuẩn bị quay cảnh đại sứ Mỹ đầu hàng - nhưng việc đó đã không xảy ra”.
Anh Trương Duy Hy, nhà văn, nhà nghiên cứu, là người con của Tộc Trương người làng Minh Hương Hội An. Là một nhà giáo, nhà văn và nhà nghiên cứu mà tên tuổi đã được biết đến ở miền Nam từ trước 1975. Ngoài viết văn, nghiên cứu, nay tuy tuổi đã ngoài 70 anh vẫn đứng ra cáng đáng trách nhiệm của dòng tộc ở quê nhà cùng với nhạc sĩ lão thành Trương Đình Quang. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở đâu đó, trong một hiệu sách hay thậm chí ngoaì đường, vẫn bắt gặp một Trương Duy Hy say sưa với sự nghiệp của mình với những câu chuyện dường như không có điểm dừng...
Là con út trong gia đình có 3 anh em, Linh đã có sự say mê sáng tạo từ nhỏ. Được xem trên ti vi cảnh các anh chị sinh viên thi Rôbocon, em đã nung nấu niềm mơ ước của mình là một ngày sẽ được như vậy; từ đó, bắt đầu tìm kiếm, mày mò và sáng tạo ra những “rô bốt” cho riêng mình.
Đại úy Trương Văn An, Trưởng Ban cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin yêu với mọi người xung quanh.
Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 đã kết thúc tốt đẹp với đêm chung kết xếp hạng được diễn ra tối 30/4. Phát thanh viên (PTV) Trương Thu Hiền đến từ Đài PTTH Hà Tĩnh đã xuất sắc vượt qua 7 thí sinh cùng lọt vào chung kết để giành giải nhất của cuộc thi.
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.