Hoàng Sa- Trường Sa và người họ Trương

21:26 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 776

TRUONGTOC.VN - Hoàng Sa, Trường Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được chứng minh từ lâu trong lịch sử. Con cháu họ Trương từ lâu đã có những đóng góp không nhỏ cùng với mọi công dân đất Việt để giữ gìn dẫu một tấc đất của biên cương ngoài khơi xa. Trong những ngày này, chúng ta nhớ lại...

*Những người họ Trương

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 122, trang 23, năm Minh Mạng thứ 15 (1814) chép: “Tháng 3, sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ. Khi trở về, vua hỏi về những thứ sản vật ở đấy, Sĩ tâu: Nơi này là bãi cát giữa bể, man mác không bờ, có nhiều thuyền các nước qua lại. Nhân đem dâng vua những thứ chim, cá, ba ba, ốc, sò ngao, đã bắt được ở nơi đó, đều là những vật lạ, ít thấy”

Cụ Trương Quốc Dụng ( 1797-1864) đổ Tiến sĩ khoa kỷ Sửu, năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Ông làm quan với ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngót 30 năm, trải nhiều thăng giáng, từ Tri Phủ Tân Bình, Hình bộ Lang trung, Án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, Tả thị lang Bộ Lễ, chủ khảo một số khoa thi, Thượng thư bộ hình, Tổng tài Quốc sử quán Chuyên quản Khâm thiên giám, Thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biẹn đại học sĩ. Năm 1863, Trương Quốc Dụng giữ chức Hiệp thống cùng hiệp đồng với Tổng thống Nguyễn Tri Phương tổ chức truy quét giặc ở ngoài biển Đông Bắc và chẳng may bị hi sinh trong trận đánh truy đuổi giặc ở vùng Trủng Hồ thôn La Khê xã Tiền An huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên ( nay là tỉnh Quảng Ninh). Những chiến thắng oanh liệt tại biên giới Đông Bắc những năm 1862 - 1864 sử sách để lại đều gắn liền tên tuổi một vị tướng họ Trương từng đánh giặc nơi biên cương, hải đảo.

Cống Hạ Ký Văn là một trong những tác phẩm có giá trị lịch sử của cụ Trương Quốc Dụng. Rất tiếc, trên nhiều tài liệu sau này do sao chép cẩu thả, nhiều người đã viết lầm là Dương Quốc Dụng! Trong cuốn sách trên, dưới mục"Phong Vực" cụ đã viết: "Ngoài phần biển Quảng Ngãi có đảo Hoàng Sa từ cửa biển Sa Kỳ đi hướng đông, ba ngày đêm thì đến nơi, cồn cát nơi đứt nơi nối, vài mươi dăm không sao kể hết, dấu người ít đến..." . Đây là một tài liệu mà sau này nhiều nhà sử học, nghiên cứu- Trong đó có cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi...đã dẫn ra cùng với các trước tác của Lê Quý Đôn, để chứng mính chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo trên.
 
Trong quá trình bảo vệ chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt trong hai trận thủy chiến vào tháng 1.1974 (Hoàng Sa) và 1988 (Trường Sa), cùng với nhiều công dân trẻ là con em các họ tộc Việt, con em họ Trương cũng đã đóng góp phần xương máu vô cùng ý nghĩa của mình để bảo vệ tổ quốc.
Tháng 3 năm 1988, trong hàng chục liệt sĩ là các chiến sĩ Hải quân Quân đội NDVN bảo vệ Trường Sa, có liệt sĩ Trương Quốc Hùng ở phường Hòa Cường , Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng. Liệt sĩ Trương Quốc Hùng cùng các liệt sĩ khác đã được nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng 3.
Trước đó, ngày 19.1.1974, tàu HQ10 của Hải quân quân đội chính quyền Sài Gòn bị bắn chìm ở Hoàng Sa sau mấy ngày đêm thủy chiến với Hải quân TQ để bảo vệ Hoàng Sa. Trong số hơn 50 binh sĩ và sĩ quan Hải quân miền Nam hy sinh lúc đó có hạ sĩ  Trương Hồng Đào số quân       71A/704.001 đã nằm lại vĩnh viễn dưới biển khơi. Trên tàu HQ5 tham chiến lúc đó, còn có một sĩ quan khác người họ Trương đã trở về an toàn, sau này ông đã định cư ở Mỹ.

 
Văn tế anh linh nghĩa sĩ Hoàng Sa
 
Năm 2009, tôi tình cờ được một người quen đọc cho bài văn tế sau đây để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh khi chiến đấu với quân TQ để bảo vệ Hoàng Sa. Được biết bài này được viết do một sĩ quan Hải Quân miền Nam tưởng nhớ các đồng đội cũ đã vì nước quên mình. Xin chép lại để tham khảo:

 
Trước bàn thờ bài vị trang nghiêm
Thắp nén nhang thơm tưởng niệm
Dâng ly rượu lễ chí thành
Cúi mong các bạn hiển linh
Hồn thiêng về đây chứng giám
 
Nhớ Linh xưa
Rất mực quý dân,
Vô cùng yêu nước
Theo dấu tiền nhân,
Tiến lên phía trước

Thề tranh đấu bảo vệ quê hương, tình dân tộc đêm ngày khắc cốt, không một lần vì gian khổ từ nan,
Quyết hy sinh giữ gìn Đất Tổ,

nghĩa đồng bào sớm tối ghi tâm, 
chẳng khi nào bởi hiểm nguy bác khước .
 
Nhớ chư linh xưa
Tung hoành dọc ngang - 
Biển Đông vùng vẫy
Lướt sóng kình ngư –
Giữ gìn lãnh hải
 
Hỡi ơi
Nào ngờ biển Đông sóng dậy
Hải âu gẫy cánh trùng dương
 
Các anh đi
Để nhớ để thương
Cho Mẹ, cho Cha, cho vợ, cho con, cho anh, em
Cho bạn bè lớp lớp
 
Gương tuẫn quốc, muôn đời ghi sử sách
Lòng hy sinh, sáng mãi đến ngàn thu
 
Trước bàn thờ
Đèn nến lung linh
Hương trầm ngào ngạt
Hồn linh thiêng
về chứng giám lòng thành
Con Rồng cháu Lạc hy sinh
Xứng danh Liệt Tổ, Liệt Tông
Tổ Quốc muôn đời ghi nhớ
 
Cung duy
Thượng hưởng

 

Những tin cũ hơn

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

— 21 Tháng Năm 2017

Cụ bà Trương Thị Nghiêm ( ở quê nhà còn gọi là bà Trương Thị Nhiêm), sinh năm 1923 ở Đồng Lâu, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Chồng của cụ là cụ ông Nguyễn Hữu Duyên ở Trẹm Khê, Tân Lý (nay là xã Chân Lý), Lý Nhân, Hà Nam., nguyên là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Lý. Là liệt sỹ cách mạng, hy sinh năm 1950.

Ông Trương Quốc Dũng vinh dự nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2010

Ông Trương Quốc Dũng vinh dự nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2010

— 21 Tháng Năm 2017

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011) và tuyên dương 10 doanh nhân trẻ tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương. Chiều ngày 23/3/2011, tại trường quay S4, Trung tâm truyền hình kỹ thuật số VTC-65 Lạc Trung-Hà Nội, Ông Trương Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công Ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC vinh dự nhận bằng khen và cúp Doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2010.

Những người Họ Trương là Đại biểu Quốc hội khoá XIII

Những người Họ Trương là Đại biểu Quốc hội khoá XIII

— 21 Tháng Năm 2017

Theo kết quả bầu cử Quốc hội khoá XII nhiệm kỳ 2011 - 2016 được công bố trên trang chủ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tại http://quochoi.vn, số đại biểu Quốc hội được bầu là 500 đại biểu, trong đó những người Họ Trương trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII là 12 đại biểu. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam đăng lại trích ngang của 12 vị đại biểu Quốc hội này. Theo dự kiến, Quốc Hội sẽ nhóm họp trong tháng Bảy để chọn các đại biểu vào Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Bà Trương Thị Mai - Nữ Đại biểu Quốc hội Khoá XIII

Bà Trương Thị Mai - Nữ Đại biểu Quốc hội Khoá XIII

— 21 Tháng Năm 2017

Bà Trương Thị Mai sinh ngày 23/01/1958 tại Xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, hiện trú tại Phòng 1002, Khu công vụ Quốc hội, Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XII. Đại biểu quốc hội các khoá X, XI, XII, XIII

Ông Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu quốc hội khoá XIII

Ông Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu quốc hội khoá XIII

— 21 Tháng Năm 2017

Ông Trương Trọng Nghĩa sinh ngày 28/02/1953 tại Xã Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. Hiện là Phó Chủ tịch Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh, được công nhận là một trong những luật sư giàu kinh nghiệm nhất của Việt Nam với 25 năm hoạt động về tố tụng tòa án và trọng tài.