Bà Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) – cựu biệt động thành Sài gòn

21:53 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 22506

Trương Mỹ Lệ là con gái đầu lòng và cũng là một người đồng chí của má Sáu ( Nguyễn Thị Tư - Sáu Hòa; má sáu là vợ Ông Trương văn Đẩu, quê quán xã Bình Ân, huyện Gò Công- Tiền Giang, em kế là Bà Trương Mỹ Hoa – nguyên phó chủ tịch nước cùng các em Trương Minh Nhựt, Trương Công Minh, Trương Nhật Quang, Trương Thị Hiền.

Có sáu mặt con nhưng những năm sum vầy của gia đình đếm không đủ bàn tay. Từ lúc ở Campuchia về, cha bà đã thoát ly theo cách mạng, lâu lâu má Sáu lại soạn đồ, lúc vô Đồng Tháp, khi qua Bến Tre, lúc về cù lao Lý Hoàng ngay Gò Công thăm chồng. Ngày ông Đẩu tập kết, một nách má Sáu cáng đáng sáu đứa con nhỏ và trọng trách với cách mạng mỗi ngày lại tăng lên. Mấy đứa con vừa lớn chưa đủ tuổi má đã cho vào cứ, đứa hoạt động ngay nội thành. Cảnh biệt ly của gia đình bà kéo dài 21 năm.

Bà Trương Mỹ Lệ nói rằng 21 năm ấy, không chỉ ba má biệt ly mà mẹ con cũng cách mặt. Sáu anh chị em đều phải thay tên đổi họ, gửi làm con của cậu, dì ở khắp nơi để má Sáu bí mật công tác. Hiếm khi mấy mẹ con mới có dịp sum vầy ngắn ngủi khi tổ chức cho đưa họ cùng vào cứ.
Nhưng từ năm 1964, khi người con thứ hai - Trương Mỹ Hoa - bị địch bắt, cảnh sum vầy đủ mặt mấy mẹ con cũng chấm dứt. Lần lượt sau đó, nhiều người con rồi tới má Sáu thay nhau vào tù. Tổng cộng cả gia đình của bà, kể cả dâu rể, có tới 48 năm sống trong lao tù của chính quyền Sài Gòn, trong đó có người bị kết án tử hình ở Côn Đảo.

Trương Mỹ Lệ là một trong những người đã từng trực tiếp tham gia các lực lượng do Thành đoàn tổ chức cùng quân và dân ta tiến hành cuộc tổng công kích tiến vào Sài Gòn xuân Mậu Thân 1968.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chị Trương Mỹ Lệ, người phụ nữ "nhỏ con, nhẹ cân" trở lại Bàn Cờ với vai trò người tổng chỉ huy thuộc lực lượng Thành Đoàn trong nội thành.

Ký ức Bàn Cờ

Địa danh Bàn Cờ gắn với lịch sử TP.HCM không chỉ qua sự khắc họa của phim ảnh, sách vở mà được viết bằng tấm lòng thủy chung, yêu thương của mỗi con người Bàn Cờ qua từng việc làm cụ thể. Khu vực bao quanh bởi bốn trục đường: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thiện Thuật, Điện Biên Phủ và Cao Thắng đã là ngôi nhà chung của phong trào cách mạng qua hai thời kỳ chống Pháp và đánh Mỹ. Đặc biệt, với chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nơi đây còn là chỉ huy sở lãnh đạo khởi nghĩa của năm cánh quân thuộc lực lượng Thành Đoàn tiến về Sài Gòn...

Đầu năm 1975, chị Trương Mỹ Lệ (Bí thư Thành Đoàn) được đưa từ căn cứ về Bàn Cờ làm công tác chuẩn bị khởi nghĩa trong nội thành: chuẩn bị hậu cần, dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật dụng y tế, thuốc men, mua máy thu âm, máy phát, thu lời hiệu triệu vào băng, đi mua vải xanh vàng đỏ gửi mỗi gia đình một màu, chuẩn bị máy may, kim chỉ, chờ đến ngày nổ ra chiến dịch là khẩn trương cắt vải may cờ giải phóng...

Từ ngày 20/4/1975, không khí căng thẳng và thần tốc, các cánh quân phải thực hiện việc phát truyền đơn, diệt ác trong tình trạng chính quyền ngụy thiết quân luật toàn thành phố. Riêng tại Bàn Cờ, mỗi đường hẻm có một đội dân quân tự vệ của chính quyền Sài Gòn chốt giữ. Cao điểm nhất là những ngày 25 -28/4/1975, quân ta phải hoàn tất việc thành lập chi bộ, ban chỉ huy từng cánh quân, theo dõi diễn biến chiến trường và sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa, chuẩn bị tình huống trước, trong và sau ngày khởi nghĩa, nhưng ngày giờ cụ thể thì không ai được biết.

Tại Bàn Cờ, các "trạm" giao liên được nghi trang từ tiệm tạp hóa, nhà in công khai đến gia đình cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ cốt cán của phong trào SVHS các trường Cao Thắng, Petrus Ký, Gia Long... Bên cạnh vẻ yên lặng, lam lũ của một khu dân cư tập trung phần lớn người dân lao động là một Bàn Cờ chứa đựng tinh thần sục sôi cách mạng. Mỗi người làm một việc: nấu cơm, làm bánh, tiếp tế, giao liên... từ trẻ em đến người lớn đều linh cảm điều gì lớn lao, thiêng liêng đang sắp đến.

Những câu chuyện vừa lãng mạn, vừa anh hùng đã trở thành giai thoại chiến tranh thể hiện tấm lòng, tính cách người mẹ, người chị Bàn Cờ được nhắc đến trong thi ca, điện ảnh lại chính là công việc đời thường của những người mẹ, người chị, người em ở đây. Bàn Cờ như một ma trận ngay giữa lòng địch với khả năng "xuất quỷ nhập thần" của các chiến sĩ cách mạng chính là nhờ sự chở che của người mẹ, người chị, người em Bàn Cờ. Các anh chị phong trào SVHS đi tới đâu bị địch đàn áp, chạy vô Bàn Cờ là được cứu sống. Ngay khi biểu tình, trước dùi cui, lựu đạn cay, bị địch bủa vây, bố ráp SVHS vô Bàn Cờ sẽ được các chị tiểu thương che giấu, nuôi ăn ở dài ngày...

Bàn Cờ không chỉ làm điểm tựa của phong trào SVHS Sài Gòn - Gia Định thời ấy mà còn có "duyên nợ" với nhiều cán bộ phong trào. Chị Trương Mỹ Lệ tâm sự: "Gắn bó với Bàn Cờ, hiểu từng con đường, ngõ hẻm, ăn ở quen mặt cả khu dân cư, sau những bước ngoặt của cách mạng tôi đều trở lại Bàn Cờ. Theo cha mẹ tản cư từ Gò Công lên Sài Gòn, ở tại Bàn Cờ, hàng đêm hai chị em tôi đi gánh nước ở các điểm công cộng rồi rải truyền đơn. Những năm 1960 - 1961 là phong trào chống trò hề bầu cử bịp bợm của Ngô Đình Diệm. Chúng tôi rải 500 truyền đơn đến địa chỉ từng nhà trong khu, gần hết 500 điểm thì bị lộ. Chúng tôi đã được các mẹ các chị giúp đỡ ra khỏi nhà trước khi lính ngụy soát xét khu vực".

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chị Trương Mỹ Lệ, người phụ nữ "nhỏ con, nhẹ cân" trở lại Bàn Cờ với vai trò người tổng chỉ huy thuộc lực lượng Thành Đoàn trong nội thành. Ngay đêm 28/4/1975, khi quân ta đi rải biểu ngữ, lính Cộng hòa đã vô cùng giận dữ, bủa ra "săn" Cộng sản. Nếu không được các mẹ, các chị ngụy trang, cưu mang thì người tổng chỉ huy ấy có thể hy sinh ngay đêm trước ngày khởi nghĩa.

Những tin cũ hơn

Bác sĩ được WHO ghi công

Bác sĩ được WHO ghi công

— 21 Tháng Năm 2017

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá có những đóng góp tích cực vào phác đồ điều trị bệnh tay-chân-miệng.

PGSTS Trương Đăng Dung:

PGSTS Trương Đăng Dung: "Sợ thời gian rình trong từng sợi tóc"

— 21 Tháng Năm 2017

Nếu không cười, PGS.TS Trương Đăng Dung có gương mặt nghiêm nghị và đôi mắt thoáng buồn. Đó là gương mặt của người đã quá nửa cuộc đời dành thời gian cho công việc nghiên cứu và dịch thuật văn học.

Gia đình ông Trương Văn Đẩu, một gia đình cách mạng

Gia đình ông Trương Văn Đẩu, một gia đình cách mạng

— 21 Tháng Năm 2017

Ông Trương văn Đẩu, từng là Tỉnh uỷ viên tỉnh Gò Công, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Thấy ông Đẩu học giỏi, một người thầy có lòng thương đã giúp đỡ, dẫn dắt ông lên Sài Gòn để ông có cơ hội được học tiếp tại trường Bá Nghệ (nay là Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).

Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

— 21 Tháng Năm 2017

Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu (18.11.1913 - 16.12.1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc. [1]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.

Cố Hỷ - Những thước phim ghi bằng máu

Cố Hỷ - Những thước phim ghi bằng máu

— 21 Tháng Năm 2017

Trong tập 3 của bộ phim tư liệu Những hình ảnh chưa được công bố về chiến tranh Việt Nam, tác giả bộ phim đã công bố một chi tiết lạ: “Khi tấn công vào tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968, Quân Giải phóng đã cho cả một đội quay phim đi cùng đặc công để chuẩn bị quay cảnh đại sứ Mỹ đầu hàng - nhưng việc đó đã không xảy ra”.