Đại úy Trương văn An - Chiến sỹ thi đua toàn quân

21:48 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 965

Khởi nghiệp từ sĩ quan chính trị, sau khi được cử đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ an ninh quân đội, tháng 5-2002, Trương Văn An được điều về làm trợ lý bảo vệ rồi phụ trách Ban bảo vệ- an ninh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk, sau đó chuyển xuống Đắk Nông.

Năm 2004, trong bối cảnh đơn vị mới thành lập, công việc bềbộn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt thiếu, anh đã xácđịnh việc cần làm ngay là hướng dẫn cơ sở nắm chắc địa bàn, tình hình chính trị, xã hội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên ngành trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, anh tham mưu cho đơn vị soạn thảo quy định tạm thời về bảo vệbí mật quân sự, bảo đảm an toàn các hoạt động của Bộ Chỉ huy. Ngoài ra, anh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ với cán bộ, chiến sĩ phụ trách công tác bảo vệ để tăng cường giáo dục ý thức phòng gian, bảo mật cho mọi quân nhân. Trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, anh làm việc tỉ mỉ, cẩn trọng, không đểxảy ra sơ hở. Những trường hợp có vấn đề nghi vấn, anh cùng với Ban chủ động lập kế hoạch xác minh và dày công thu thập đầy đủ thông tin tin cậy, thuyết phục, làm cơ sở cho những kết luận, đề xuất chính xác. Năm 2004, công tác bảo vệ-an ninh được Quân khu 5 đánh giá là hoàn thành khá tốt nhiệm vụ, được Bộ Chỉhuy quân sự tỉnh tặng giấy khen, UBND tỉnh tặng Bằng khen trong công tác tuyển quân...

Từ tháng 10-2004, Đại úy Trương Văn An được luân chuyển sang làm Trợ lý cán bộ, khi khối lượng công việc của Ban Cán bộ đang tồn đọng khá nhiều do Trưởng ban và trợ lý cũ đều thuyên chuyển công tác cùng một thời điểm. Một số nhiệm vụ lớn theo kếhoạch đòi hỏi phải tiến hành không được chậm trễ như đề bạt, nâng lương, chiêu sinh đào tạo, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, thành lập các đơn vịmới… Đại úy Trương Văn An tâm sự: “Một lần nữa, bản thân phải đứng trước những khó khăn thử thách mới, song tôi đã nỗ lực vượt qua, từ việc tự giác tìm tòi học hỏi nghiên cứu, đến tích lũy thêm kinh nghiệm về chuyên môn. Bởi tôi luôn suy nghĩ muốn làm người cán bộ tốt phải có cái tâm trong sáng, lòng nhiệt tình”. Với suy nghĩ và quyết tâm cao, cùng với việc tranh thủ tối đa thời gian tìm tòi, nghiên cứu nắm vững các văn bản hướng dẫn, anh không ngại hỏi chỉ huy, cơ quan nghiệp vụ cấp trên những vấn đề chưa biết để từng bước khắc phục những thiếu sót khuyết điểm, thực hiện đúng quy trình công tác cán bộ. Ngoài việc tựhọc tập để nâng cao năng lực chuyên môn, anh còn bố trí, sắp xếp thời gian khoa học, phối hợp với chỉ huy các cơ quan, đơn vị nắm chắc tình hình tư tưởng, hoàn cảnh gia đình của cán bộ để đề xuất tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cán bộ được kịp thời và chính xác. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vậy anh luôn tự nhắc nhở mình tuyệt đối không để xảy ra sai sót vì liên quan đến sinh mệnh chính trị của từng cán bộ.

Từ tháng 6-2008 đến nay, trên cương vị Trưởng ban Cán bộ, hàng ngày, ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đại úy Trương Văn An luôn chú trọng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các trợ lý, nhân viên trong Ban nâng cao nghiệp vụ công tác cán bộ. Sau một thời gian ngắn, các đồng chíđều đảm nhiệm tốt chức trách được phân công, góp phần đưa hoạt động của Ban vào nền nếp, hiệu quả, kịp thời. Những cố gắng của bản thân Đại úy Trương Văn An và tập thể Ban Cán bộ đã tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh giải quyết hiệu quả nội dung, kế hoạch công tác cán bộ. Đặc biệt đến nay, đơn vị đã giải quyết kịp thời tình trạng thiếu cán bộ, nhất là ở cơ sở. Chất lượng và cơ cấuđội ngũ cán bộ ngày càng hợp lý cũng như thường xuyên được rà soát, củng cố.Công tác chiêu sinh, đào tạo đúng quy trình, hướng dẫn của trên. Các chính sách cho cán bộ được xử lý hợp lý, hợp tình, không để xảy ra những thắc mắc đối với cán bộ. Ngoài ra, Ban còn chủ động ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ cán bộ có hiệu quả.

Với những nỗlực của mình, 5 năm liên tục (2005- 2009), Đại úy Trương Văn An được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Mới đây, anh đã được Bộtrưởng Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quân 2010.



Trương Quang Thông sưu tầm

Những tin cũ hơn

Trương Thu Hiền giành giải nhất cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011

Trương Thu Hiền giành giải nhất cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011

— 21 Tháng Năm 2017

Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 đã kết thúc tốt đẹp với đêm chung kết xếp hạng được diễn ra tối 30/4. Phát thanh viên (PTV) Trương Thu Hiền đến từ Đài PTTH Hà Tĩnh đã xuất sắc vượt qua 7 thí sinh cùng lọt vào chung kết để giành giải nhất của cuộc thi.

Trương Trọng Thi - Cha đẻ của máy vi tính

Trương Trọng Thi - Cha đẻ của máy vi tính

— 21 Tháng Năm 2017

André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.

Trương Vĩnh Ký - Nhà Bác học thiên tài

Trương Vĩnh Ký - Nhà Bác học thiên tài

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Vĩnh Ký (6/12/1837 - 1/9/1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ

— 21 Tháng Năm 2017

Ngự sử Đại phu Trương Đỗ nguyên quán làng Phù Đới, huyện Đồng Lại (nay là Thôn Phù Tải, Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương) đỗ Tiến sĩ và làm quan vào nửa sau thế kỷ XIV.

Đại tá Trương Văn Kỳ- 54 lần đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ

Đại tá Trương Văn Kỳ- 54 lần đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ

— 21 Tháng Năm 2017

Đại tá Trương Văn Kỳ đã có 24 năm tham gia trong quân đội. Ông đã tham gia nhiều trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị, tham gia quân tình nguyện tại Campuchia, rà phá bom mìn sau chiến tranh... 54 lần ông Kỳ được nhận danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt cơ giới, được tặng 9 Huân chương Chiến công từ hạng Ba đến hạng Nhất và được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.