Trương Thanh Hằng giành HCV tại giải Vô địch châu Á

21:29 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 881

Cách đây 4 năm, Hằng đã từng đăng quang giải vô địch điền kinh châu Á cũng ở cự ly này và hôm nay, á quân ASIAD tiếp tục ghi tên mình vào bảng vàng của thể thao VN.
Trên trang web của giải (jaaf.or.jp) ngay sau đó đã hiện lên tên Trương Thanh Hằng đầu tiên của bảng xếp hạng.
Trong danh sách thi đấu cùng Thanh Hằng, ngoài Matsko (Kazackhstan) - người đã thắng Hằng để đoạt HCV ASIAD 16, còn có cả Shumi Regasa (Bahrain), đối thủ đã vượt qua Hằng để giành chức vô địch cự ly 1.500 m cách đây 2 ngày. Hai ngày trước, Hằng đã thi đấu rất kiên cường ở nội dung 1.500m và đã đoạt HCB trong sự cạnh tranh đến mức khốc liệt (thậm chí đối thủ còn dùng đến cả tiểu xảo).



Thanh Hằng (giữa) cùng Matsco (trái) và Luka với những tấm huy chương giành được .
 

Trên đường chạy cự ly sở trường 800m, Hằng đã về đích đầu tiên với thành tích 2 phút 01 giây 41. Nhà vô địch ASIAD Matsco chỉ về nhì, sau Hằng đúng 5% giây (2 phút 01 giây 46). HCĐ ASIAD 16 Tintu Luka (Ấn Độ) về thứ 3 với thành tích 2 phút 02 giây 55. Hai đối thủ rất mạnh là Ku Bo (Nhật Bản) và Shumi Regasa đứng vị trí thứ 4 và thứ 5.
Căn cứ theo Quyết định mới nhất số 32/2011/QQD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ khen thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao, Trương Thanh Hằng sẽ được thưởng tổng cộng 90 triệu đồng, trong đó 60 triệu đồng cho tấm HCV 800m và 30 triệu đồng cho tấm HCB 1.500m ở giải châu Á lần này.
Mặc dù chưa đoạt chuẩn B dự Olympic 2012 (chuẩn B là 2 phút 01 giây 30) nhưng Thanh Hằng đã đạt chuẩn A để đi dự Giải vô địch điền kinh thế giới tại Daegu, Hàn Quốc, diễn ra vào tháng 8 tới.
 
Trương Thanh Hằng: “Tôi đủ sức giành vé dự Olympic London”

Chiều nay, tuyển điền kinh Việt Nam đã về nước sau khi kết thúc giải Vô địch châu Á. Dù chưa đạt chuẩn B dự Olympic 2012, Thanh Hằng vẫn tự tin sẽ giành vé dự Olympic London thông qua giải Vô địch thế giới sắp diễn ra tại Hàn Quốc.
PV:Trước giải đấu, Thanh Hằng có tin mình sẽ giành HCV?
 
Trương Thanh Hằng: Trước khi bước vào vạch xuất phát thì tôi đã biết các đối thủ của mình rất mạnh, đặc biệt là 2 đối thủ người Bahrain và Ấn Độ. Dù vậy khi bước vào nội dung chung kết, tôi luôn nghĩ mình sẽ phải thi đấu hết sức để giành vị trí cao nhất.
 
Thanh Hằng có gặp nhiều khó khăn trước nội dung 800m không?
 
Khó khăn đầu tiên chính là việc BTC sắp xếp tôi chạy ở nội dung số 2 nên gặp nhiều bất lợi với các đối thủ chạy ở ổ số 3, 4, 5. Ngoài ra ở nội dung 1.500m trước đó, tôi bị các đối thủ chơi tiểu xảo nên bị đau ở bắp chân.



Thanh Hằng giành tấm HCV duy nhất cho điền kinh Việt Nam
 

Thời tiết ở Nhật Bản cũng nắng nóng nên cảm thấy rất khó thở khi khởi động. Nhìn chung giải này không chỉ mình tôi mà rất nhiều VĐV của ĐT điền kinh Việt Nam gặp những khó khăn khác nhau nên một số người đạt thành tích không như mong muốn.
 
Chỉ thêm 11% giây nữa là Hằng đoạt chuẩn B Olympic 2012, Thanh Hằng có cảm thấy tiếc nuối vì đã bỏ qua cơ hội tại giải lần này?
 
Tôi không cảm thấy tiếc nuối vì mục tiêu chính của tôi là giải VĐTG sắp tới cũng như SEA Games vào cuối năm nay. Sau khoảng thời gian tập luyện vừa qua tại Trung Quốc và Đức, tôi rất hài lòng với thành tích mà mình đạt được tại giải vì rõ ràng thành tích của mình đang trên đà đi lên.
 
Thanh Hằng có tự tin sẽ đạt mục tiêu giành chuẩn B tại giải VĐTG sắp tới?
 
Tôi hoàn toàn tự tin vì đây chính là giải được BHL đề ra là phải giành chuẩn từ đầu năm.
 
Vậy còn mục tiêu tại SEA Games 26?
 
Tôi sẽ cố gắng phá kỷ lục ở 2 nội dung do chính mình thiết lập năm 2009
 
Kế hoạch sắp tới của Thanh Hằng thế nào?
 
Sau khi về nước, tôi sẽ vào Đà Nẵng và tập luyện tại đây cho đến ngày 25/7 tới trước khi sang Lệ Giang (Trung Quốc) để tập huấn chuẩn bị cho giải VĐTG sắp tới.
 
Xin cảm ơn và chúc Thanh Hằng thành công trong thời gian tới!

 

Trương Thanh Hằng là vận động viên Việt Nam giành nhiều thành tích điền kinh tại các kỳ thi quốc tế. Cô thường được gọi với danh xưng Nữ hoàng tốc độ của Việt Nam hay cô gái vàng của điền kinh Việt Nam. Trương Thanh Hằng từng đứng đầu danh sách 10 vận động viên tiêu biểu Việt Nam năm 2007 với 1671 điểm và đứng thứ 2 năm 2010 với 1208 điểm. Hiện tại, Trương Thanh Hằng đang thi đấu cho đoàn thể thao Ninh Bình, trước đó, cô từng đầu quân cho thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Trương Thanh Hằng, nguyên quán tại tỉnh Ninh Bình, sinh ngày 1/5/1986 tại thành phố Hồ Chí Minh. Là con thứ hai trong gia đình có 4 anh chị em. Bố là kỹ sư xây dựng, mẹ làm kinh doanh. Trương Thanh Hằng tập luyện điền kinh từ năm 2000 khi mới 14 tuổi.
Khi học lớp 5 ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 2, TP HCM, Hằng có dáng cao, khỏe nên được cử đi thi giải các trường. Tấm huy chương Bạc và phần thưởng 200.000 đồng khi đó chính là bước khởi đầu cho sự nghiệp của cô gái vàng. Đến năm lớp 7, Hằng được gọi vào đội tuyển trẻ tp Hồ Chí Minh nên phải vào học tại trường nghiệp vụ TDTT. Một năm sau cô lại được gọi vào đội tuyển trẻ quốc gia và học tập tại Trung tâm TDTT Trung ương III (Đà Nẵng).
Đại hội thể thao châu Á lần thứ 16: Xuất phát ở đường chạy 1500m nữ, Trương Thanh Hằng sử cán đích với thành tích 4’09’’58, giành HCB ASIAD 16, đồng thời Trương Thanh Hằng cũng tự phá kỷ lục của chính cô tạo dựng ở SEA Games 25 (2009). Đây cũng là thành tích cao nhất tính đến thời điểm hiện tại của Điền kinh Việt Nam ở một kỳ Á vận hội.
Tại giải vô địch điền kinh châu Á lần thứ 17 ở Amman (Jordan) năm 2007, Trương Thanh Hằng bất ngờ giành huy chương vàng cự ly trung bình 800m nữ. Thanh Hằng đã về nhất với thành tích 2’04"77. Vòng chạy chung kết của Hằng có tổng cộng 11 vận động viên và cô chính là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á. Đây là chiếc HCV thứ 2 của điền kinh VN tại giải vô địch điền kinh châu Á, kể từ khi Bùi Thị Nhung giành ngôi vô địch nhảy cao vào năm 2003.
Trương Thanh Hằng đã từng 4 lần vô địch và giành huy chương vàng tại các đường chạy 800m và 1.500 m ở khu vực Đông Nam Á trong ba kỳ SEA Games 2005 (Vô địch cự ly 1500m với thành tích 4 phút 18 giây 50) , 2007 (Vô địch cự ly 800m với 2 phút 02 giây 39, phá kỷ lục 1.500 m với thành tích 4 phút 11 giây 60), 2009 (Vô địch cự ly 800m với 2 phút 02 giây 74).
Thành tích đáng chú ý: HC vàng cự ly 1.500 m, HC bạc 800 m ở giải trẻ Hồng Kông mở rộng 2004; Phá kỷ lục giải vô địch quốc gia 2005 ở 1.500 m với thành tích 4'1942 (cũ Nguyễn Lan Anh: 4'1948 tại SEA Games 22); HC đồng SEA Games 23 ở nội dung 800 m; 3 HC vàng Đại hội TDTT toàn quốc lần V ở nội dung 800, 1.500 và 5 km; Ngày 27/7, tại giải điền kinh châu Á, Hằng đã ghi tên vào bảng HC vàng ở nội dung 800 m với thành tích 2'0477 và HC đồng 1.500 m.

Những tin cũ hơn

Trương Thị Diệu Thúy - Cô giáo ngoài biên chế

Trương Thị Diệu Thúy - Cô giáo ngoài biên chế

— 21 Tháng Năm 2017

Việc các thầy cô giáo mở trường, mở lớp ngoài hệ thống công lập hiện nay là chuyện bình thường, được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích. Nhưng trường hợp cô giáo Trương Thị Diệu Thúy ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là không nhiều. Đó là một người khuyết tật đã vượt lên hoàn cảnh để trở thành một cô giáo dậy tiếng Anh có uy tín, được trò yêu, dân quý, xã hội tôn vinh, là một điển hình rất cần được tuyên truyền để mọi người học tập, noi theo và tạo mọi điều kiện để cô giáo Thúy, không chỉ nuôi sống được bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Trương Thị Thương, cô sinh viên đặc biệt

Trương Thị Thương, cô sinh viên đặc biệt

— 21 Tháng Năm 2017

Sau khi kết thúc buổi thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 vào ĐH Đà Nẵng sáng 4-7, có một trường hợp thí sinh được đặc cách miễn thi. Đó là thí sinh Trương Thị Thương (SBD 52979) dự thi vào ngành Cử nhân Công nghệ thông tin Trường ĐH Sư phạm, tại điểm thi Trường tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu). Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam xin giới thiệu trường hợp hãn hữu này...

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và "cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Quang Trọng sinh năm 1906 tại làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, Trương Quang Trọng ra Huế học ban Thành chung, rồi cùng một số bạn học cùng chí hướng thành lập Hội học sinh Ái hữu Trung Kỳ, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

— 21 Tháng Năm 2017

Hồi 1 giờ 30 phút sáng 6/8/2010, khi đang vận hành Đầu máy Đổi mới ký hiệu 921 kéo tàu Thống nhất ký hiệu TN6 đi qua khu gian Phủ Lý - Đồng Văn để về ga Hà Nội, bất ngờ một chiếc xe tải biển kiểm soát 90T-6816 do tài xế Đinh Văn Tùng, ở Phủ Lý, Hà Nam điều khiển, bất ngờ băng qua đường sắt. Mặc dù tài xế Trương Xuân Thức đã kịp thời hãm phanh, nhưng hậu quả, ô tô bị biến dạng hư hỏng hoàn toàn, 3 toa bị lật khỏi đường ray, đầu máy bị bóp méo... Tài xế Trương Xuân Thức đã chấp nhận bị thương để cứu đoàn tàu, đem lại sự bình an cho hơn 300 hành khách.

Trinh Đường vị giáo sĩ tử vì Đạo...

Trinh Đường vị giáo sĩ tử vì Đạo...

— 21 Tháng Năm 2017

Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam đăng lại toàn bộ nội dung bài viết được đăng trên Báo Tiền Phong Online ngày 23/12/2007 của tác giả Vân Long viết về nhà văn - nhà thơ Trinh Đường khi đang trên giường bệnh trước ngày nhà thơ từ giã cõi dương gian ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng của Ông ở Hà Nội. Nhà văn Trinh Đường tên thật là Trương Đình, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1919, tại thôn Đại Thắng, xã Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).