Trương Quang Trọng (1906- 1931) và "cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum

21:28 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 693

Năm 1923, Trương Quang Trọng ra Hà Nội học ở trường Bưởi rồi thi đỗ vào  khoa Y trường Cao đẳng Đông Dương. Năm 1926, ông bị đuổi học vì tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu (1925) và để tang cụ Phan Chu Trinh (1926). Trong quá trình tham gia phong trào đấu tranh, Trương Quang Trọng tiếp xúc với Tôn Quang Phiệt và gia nhập Đảng Tân Việt. Mùa hè năm 1926, ông trở về Quảng Ngãi, tập hợp các thành viên Công Ái xã (do Nguyễn Thiệu và một số người xây dựng), thành lập Tỉnh bộ đảng Tân Việt, hoạt động theo cương lĩnh của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, sau khi Nguyễn Thiệu (đại diện tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phụ trách Trung Kỳ) về làm việc với Tỉnh bộ Tân Việt Quảng Ngãi, Trương Quang Trọng và các đồng chí chuyển hướng hoạt động của Tân Việt Quảng Ngãi, thành lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên của tỉnh, do ông làm Bí thư. Cùng năm ấy, Trương Quang Trọng được Tỉnh bộ cử đi dự lớp tập huấn ở Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 5/1929, ông được cử làm đại biểu của Tỉnh bộ Quảng Ngãi dự Đại Hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hồng Kông.

Cuối tháng 7/1929, ông tập hợp các đồng chí tích cực trong Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại núi Xương Rồng (huyện Đức Phổ) thành lập tổ chức “Dự bị Cộng sản”. Cuối năm 1929, ông cùng 20 đồng chí bị Pháp bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi. Đầu năm 1931, Pháp chuyển số tù nhân này vào lao Quy Nhơn, rồi đưa lên ngục Kon Tum. Đến cuối năm, địch âm mưu chuyển tù chính trị ở Kon Tum đi làm đường ở Đắk Pết, hòng lợi dụng lam sơn chướng khí và lao động khổ sai giết dần giết mòn những người tù yêu nước. Trương Quang Trọng cùng Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Lung (Nghệ An), Nguyễn Long (Hà Tĩnh), Lê Trọng Kha (Quảng Ngãi),… quyết định đấu tranh phản kháng và ông được cử làm trưởng ban.

Ngày 12/12/1931, cai ngục truy bức người tù đi lao động khổ sai, Trương Quang Trọng hiên ngang đấu tranh và bị bắn chết. Số tù nhân còn lại quyết liệt đấu tranh, buộc địch phải nhượng bộ, hủy bỏ việc bắt tù đi làm đường. Lịch sử gọi đây là “cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum.

Những tin cũ hơn

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

— 21 Tháng Năm 2017

Hồi 1 giờ 30 phút sáng 6/8/2010, khi đang vận hành Đầu máy Đổi mới ký hiệu 921 kéo tàu Thống nhất ký hiệu TN6 đi qua khu gian Phủ Lý - Đồng Văn để về ga Hà Nội, bất ngờ một chiếc xe tải biển kiểm soát 90T-6816 do tài xế Đinh Văn Tùng, ở Phủ Lý, Hà Nam điều khiển, bất ngờ băng qua đường sắt. Mặc dù tài xế Trương Xuân Thức đã kịp thời hãm phanh, nhưng hậu quả, ô tô bị biến dạng hư hỏng hoàn toàn, 3 toa bị lật khỏi đường ray, đầu máy bị bóp méo... Tài xế Trương Xuân Thức đã chấp nhận bị thương để cứu đoàn tàu, đem lại sự bình an cho hơn 300 hành khách.

Trinh Đường vị giáo sĩ tử vì Đạo...

Trinh Đường vị giáo sĩ tử vì Đạo...

— 21 Tháng Năm 2017

Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam đăng lại toàn bộ nội dung bài viết được đăng trên Báo Tiền Phong Online ngày 23/12/2007 của tác giả Vân Long viết về nhà văn - nhà thơ Trinh Đường khi đang trên giường bệnh trước ngày nhà thơ từ giã cõi dương gian ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng của Ông ở Hà Nội. Nhà văn Trinh Đường tên thật là Trương Đình, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1919, tại thôn Đại Thắng, xã Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Hoàng Sa- Trường Sa và người họ Trương

Hoàng Sa- Trường Sa và người họ Trương

— 21 Tháng Năm 2017

Hoàng Sa, Trường Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được chứng minh từ lâu trong lịch sử. Con cháu họ Trương từ lâu đã có những đóng góp không nhỏ cùng với mọi công dân đất Việt để giữ gìn dẫu một tấc đất của biên cương ngoài khơi xa. Trong những ngày này, chúng ta nhớ lại...

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

— 21 Tháng Năm 2017

Cụ bà Trương Thị Nghiêm ( ở quê nhà còn gọi là bà Trương Thị Nhiêm), sinh năm 1923 ở Đồng Lâu, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Chồng của cụ là cụ ông Nguyễn Hữu Duyên ở Trẹm Khê, Tân Lý (nay là xã Chân Lý), Lý Nhân, Hà Nam., nguyên là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Lý. Là liệt sỹ cách mạng, hy sinh năm 1950.

Ông Trương Quốc Dũng vinh dự nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2010

Ông Trương Quốc Dũng vinh dự nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2010

— 21 Tháng Năm 2017

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011) và tuyên dương 10 doanh nhân trẻ tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương. Chiều ngày 23/3/2011, tại trường quay S4, Trung tâm truyền hình kỹ thuật số VTC-65 Lạc Trung-Hà Nội, Ông Trương Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công Ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC vinh dự nhận bằng khen và cúp Doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2010.