Những ánh mắt trìu mến, những cái bắt tay thật chặt và cả những lời thăm hỏi ân tình đầy xúc động của đồng đội và mọi nơi dành cho anh Trương Xuân Thức trong ngày anh trở lại đơn vị đón nhận phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước trao tặng như tiếp thêm sức mạnh giúp anh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Lễ trao Huân chương Dũng cảm cho tài xế Trương Xuân Thức được Ban Giám đốc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội tổ chức rất trang trọng. Đây là nghi thức trao tặng Huân chương Dũng cảm lần đầu tiên cho một tài xế lái máy đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Sinh năm 1963 tại Lệ Mật, Long Biên, Hà Nội, tốt nghiệp phổ thông anh Trương Xuân Thức gia nhập quân ngũ, trở thành chiến sỹ thông tin của Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3, Bộ đội Thông tin. Cuối năm 1985, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh theo học nghề lái máy Diesel tại Trường Trung cấp Đường sắt. Từ năm 1988 đến nay anh là công nhân lái máy của XN Đầu máy Hà Nội. Với anh Trương Xuân Thức, đã có 22 năm trong nghề, 15 năm là tài xế chính, 2 lần được phong tặng kiện tướng an toàn cấp Ngành với trên 350.000 km.
Câu chuyện về anh, người lái tàu Trương Xuân Thức đã hy sinh một phần thân thể để cứu nguy cho cả một đoàn tàu với 300 hành khách đã được hàng vạn người biết đến. Nhưng ít ai biết rằng, những tháng ngày qua, anh đã phải chịu sự đớn đau khi một cánh tay không còn và khớp gối trái cũng bị chấn thương nặng. Và sâu thẳm trong anh, còn là nỗi đau không thể trở lại được với nghề tài xế, mà 22 năm anh đã gắn bó.
Ngồi bên chồng trong suốt cuộc trò chuyện, chị Lê Kim Thoa chỉ im lặng. Hỏi chuyện, rất kiệm lời, chị bảo: “Nếu được, chị xin gánh bớt một phần nỗi đau cho anh. Nhiều đêm dài thấy anh không chợp mắt, nước mắt chị chỉ dám rơi khi anh đã thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn. Chị và cô con gái đã cố gắng dành thật nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc anh. Thời điểm khó khăn nhất, gia đình cũng đã vượt qua, đó là nhờ sự giúp đỡ, yêu thương của các đồng nghiệp, bạn bè gần xa trong cả nước.
Không nói về nỗi đau của riêng mình, anh Trương Xuân Thức bộc bạch: Bất kỳ người lái tàu nào với lương tâm và trách nhiệm cũng đều làm như mình, cho dù biết trước sẽ phải hy sinh một phần thân thể. Mong muốn nhất của anh hiện nay là nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho hành lang an toàn giao thông đường sắt, để giảm thiểu tai nạn tại các điểm giao cắt đồng mức.
Trả lời câu hỏi của tôi về dự định sắp tới, anh bảo, hiện sức khỏe của mình chưa được tốt, chờ bình phục rồi mới tính tiếp, có đi làm trở lại hay không. Thế nhưng từ khi phải nằm viện, nghỉ ở nhà đến nay, mỗi khi nghe tiếng còi tàu, mỗi lần gặp lại đồng nghiệp, ước ao trở lại đầu máy khiến anh lúc nào cũng day dứt. Biết là không thể cầm lái khi một cánh tay đã mất, chân đi không vững, nhưng anh vẫn mơ, giá như... có một phép nhiệm màu.
Ông Hoàng Ngọc Trìu, Giám đốc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội cho biết: Chúng tôi rất tiếc vì đã mất đi một lái tàu giỏi, tận tụy với nghề. Nhưng chúng tôi cũng tự hào vì một công nhân của đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong mọi tình huống vẫn vững chắc tay lái, vì sự an toàn của nhiều người. Xí nghiệp luôn sẵn sàng bố trí công việc cho anh Thức để phù hợp với sức khỏe của anh.
Đã được rèn luyện trong quân ngũ nên anh Thức hiểu nghề lái máy cũng yêu cầu kỷ luật cao như trong quân đội, đến giờ là đi, khi cần ngủ là phải ngủ ngay để có sức khỏe khi lên ban. Quy trình quy phạm thì phải thuộc như lòng bàn tay, bởi trên đường có vô vàn tình huống phải xử lý. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến anh vượt qua và chiến thắng trong vụ tai nạn nghiêm trọng vừa rồi.
Không chỉ anh Thức mà cả bạn bè đồng nghiệp của anh đều cho rằng, kể cả trong giấc mơ cũng chưa bao giờ họ nghĩ đến việc sẽ được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm. Tai nạn giao thông đường sắt luôn tiềm ẩn, hành lang an toàn giao thông đường sắt bị lấn chiếm suốt dọc hành trình, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao... Bởi thế với người lái tàu, cụm từ: “Cung đường chết”, “tài xế thần kinh thép”... không còn xa lạ.
Mỗi giờ lên ban, với những người tài xế là cả một chặng đường dài, không chỉ người đi lo lắng mà ngay cả người thân của tài xế ở nhà cũng thấp thỏm âu lo. Vì thế, mỗi khi xuống ban bình yên, trở về nhà là hạnh phúc vô cùng lớn với những người tài xế lái tàu.
Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam đăng lại toàn bộ nội dung bài viết được đăng trên Báo Tiền Phong Online ngày 23/12/2007 của tác giả Vân Long viết về nhà văn - nhà thơ Trinh Đường khi đang trên giường bệnh trước ngày nhà thơ từ giã cõi dương gian ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng của Ông ở Hà Nội. Nhà văn Trinh Đường tên thật là Trương Đình, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1919, tại thôn Đại Thắng, xã Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Hoàng Sa, Trường Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được chứng minh từ lâu trong lịch sử. Con cháu họ Trương từ lâu đã có những đóng góp không nhỏ cùng với mọi công dân đất Việt để giữ gìn dẫu một tấc đất của biên cương ngoài khơi xa. Trong những ngày này, chúng ta nhớ lại...
Cụ bà Trương Thị Nghiêm ( ở quê nhà còn gọi là bà Trương Thị Nhiêm), sinh năm 1923 ở Đồng Lâu, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Chồng của cụ là cụ ông Nguyễn Hữu Duyên ở Trẹm Khê, Tân Lý (nay là xã Chân Lý), Lý Nhân, Hà Nam., nguyên là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Lý. Là liệt sỹ cách mạng, hy sinh năm 1950.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011) và tuyên dương 10 doanh nhân trẻ tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương. Chiều ngày 23/3/2011, tại trường quay S4, Trung tâm truyền hình kỹ thuật số VTC-65 Lạc Trung-Hà Nội, Ông Trương Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công Ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC vinh dự nhận bằng khen và cúp Doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2010.
Theo kết quả bầu cử Quốc hội khoá XII nhiệm kỳ 2011 - 2016 được công bố trên trang chủ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tại http://quochoi.vn, số đại biểu Quốc hội được bầu là 500 đại biểu, trong đó những người Họ Trương trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII là 12 đại biểu. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam đăng lại trích ngang của 12 vị đại biểu Quốc hội này. Theo dự kiến, Quốc Hội sẽ nhóm họp trong tháng Bảy để chọn các đại biểu vào Chính phủ nhiệm kỳ mới.