Nhà giáo nhân dân GS.TSKH. TRƯƠNG ANH KIỆT

21:00 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 1785

NGND GS.TSKH TRƯƠNG ANH KIỆT

Sinh năm 1940. Mất ngày 28/3/2009

Quê quán: Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất

SỰ HOÀ QUYỆN CÁC VAI TRÒ TRONG MỘT NHÂN CÁCH

Nhà giáo TRƯƠNG ANH KIỆT

Ở Quảng Ngãi có một miền quê, không hẳn là chốn địa linh nhân kiệt, những cũng là vùng có lắm người tài. Nguyễn Thượng Hiền đã sinh ra ở đó, và nhiều nhà cách mạng sau này cũng từ nơi ấy ra đi. Miền quê đó là huyện Đức Phổ, quê hương Nhà giáo ưu tú Trương Anh Kiệt. Xã Phổ Phong là nơi thầy Kiệt sinh ra. Thầy lớn lên trong một gia đình có ông nội, ông ngoại, và bố là những người được học, và đều tham gia cách mạng. Thân sinh thầy đã từng làm bí thư, làm chủ tịch xã.

Sau năm 1954, Kiệt theo bố tập kết ra Bắc. Mẹ và hai em trai, hai em gái ở lại miền Nam. Người em trai thứ nhất tham gia quân giải phóng, hy sinh năm 1968. Người em thứ hai làm du kích, cũng hy sinh. Nỗi buồn xa chồng và nỗi đau mất con khiến mẹ già yếu đi. Nhưng đó là người đàn bà kiên trinh, quyết một lòng đi theo cách mạng.

Khi ở miền Nam, mẹ và các em lo đối phó với chính quyền nguỵ bới có người thân tập kết, thì ở miền Bắc, Kiệt được Nhà nước cho ăn học. Kiệt học cấp 2 ở trường học sinh miền Nam số 8 (Hà Tây) rồi theo học cấp 3 ở trường Lý Thường Kiệt, trường Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Cùng học với Kiệt hồi đó, đều là con em cán bộ kháng chiến, đều là những người học giỏi, và sau này rất nhiều người thành đạt, nắm giữ nhiều cương vị chủ chốt ở một số cơ quan.

Vào thời điểm năm 1959-1960, phần lớn thanh niên đều có ước mơ trở thành nhà khoa học. Kiệt cũng vậy, Kiệt muốn mình là một nhà vật lý trong tương lai. Một ước mơ trong trẻo, hồn nhiên. Và cái ước mơ ấy đã đưa Kiệt vào ngưỡng cửa Trường đại học Tổng hợp, Kiệt thi vào loại giỏi, điểm rất cao. Nhưng, cuộc đời thường bất ngờ: Kiệt là một trong số không nhiều lắm được chọn đi học nước ngoài. Và một sự ngẫu nhiên nữa là, do thời phổ thông, Kiệt có học Trung văn, nên ở trong diện đi Trung Quốc, Kiệt học ngành trắc địa ở Học viện trắc học Vũ Hán. Dù không được học vật lý như mong muốn, nhưng trắc địa cũng là một khoa học lý thú, nên Kiệt chịu khó nghiên cứu, và trở thành một học sinh giỏi. Nhờ phấn đấu tốt nên năm 1964, Kiệt được kết nạp vào Đảng. Đây là sự hiếm, bởi thời đó vào Đảng quả không dễ dàng. Sau khi tốt nghiệp, thầy được giữ lại học viện của bạn, tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Lại thêm một may mắn nữa! Không hẳn ai đi học cũng có điều kiện như vậy. Thầy được hướng dẫn để nghiên cứu trắc địa ảnh.

Năm sau, năm 1966, cuộc cách mạng văn hoá ở Trung Quốc nổ ra, sự học không còn thuận lợi, một số học sinh bỏ dở nghiên cứu, về nước. Thầy được phân công về Trường đại học Bách khoa giảng dạy. cuộc đời làm nhà giáo của thầy bắt đầu từ đó. Mặc dù đường ấy không định sẵn. Thầy không chỉ làm giáo viên, về sau còn là người đứng đầu một trung tâm đào tạo mỏ, địa chất của cả nước.

Năm 1966, khoa Mỏ - Địa chất tách ra khỏi Trường đại học Bách khoa để thành một trường đại học độc lập. Thầy về đó và nghiên cứu, giảng dạy chủ yếu ở ngành Trắc địa ảnh - Bản đồ, một ngành rất mới của Việt Nam từ đó tới nay.

Năm 1969, thầy được sang Đức, tiếp tục con đường nghiên cứu sinh. Tại trường Dresden, thầy chung thủy với ngành mình đã học, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo đạc ảnh.

Sau khi làm xong luận án, thầy về nước, phụ trách Bộ môn Trắc địa ảnh của Trường đại học Mỏ - Địa chất. Không chỉ giảng dạy, thầy còn sử dụng kiến thức của mình tham gia nhiều công trình xây dựng phục vụ sản xuất, như tham gia công trình đo đạc núi đá vôi để làm nhà máy ximăng…

Ngành đo đạc ảnh là một ngành mới, có tác dụng thiết thực trong công cuộc xây dựng đất nước, song cán bộ cũng như kiến thức về ngành này còn hạn chế. Năm 1979, một lần nữa thầy được cử sang Đức, làm nghiên cứu sinh bậc II, cũng tại trường Dresden. Thầy vẫn nghiên cứu vấn đề ảnh trắc địa. Đề tài của thầy là tam giác ảnh không gian giải tích.

Về nước, với học vị tiến sĩ khoa học, thầy lần lượt đảm nhiệm các cương vị: Chủ nhiệm bộ môn trắc địa ảnh, Chủ nhiệm Khoa Trắc địa, Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Trường đại học Mỏ - Địa chất.

Trong quá trình công tác, thầy tham gia hội đồng thi tuyển nghiên cứu sinh, hội đồng khoa học, trưởng tiểu ban trắc địa…Và là một trong những người có công đề xuất và thực hiện phát triển nghiên cứu sinh trong nước ngành trắc địa. năm 1984, việc đào tạo nghiên cứu sinh trong nước được tiến hành và có hiệu quả. Đây là một bước phát triển trên mọi phương diện: năng lực, trình độ, khả năng, học vấn…của nhà trường và đội ngủ giáo viên trong trường.

 

Với cương vị Bí thư Đảng uỷ, Phó hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng, những năm gần đây, thầy và lãnh đạo nhà trường đã đưa Trường đại học Mỏ - Địa chất ngày càng phát triển.

 

Trước năm 1990, số thí sinh thi tuyển vào trường chỉ vài trăm người, một con số buồn tẻ, con số ấy đã nói lên rất rõ vai trò, uy tín và quy mô đào tạo của một trường đại học.

Nhưng từ năm 1991 tại đây, số lượng thí sinh muốn vào Trường đại học Mỏ - Địa chất đã khác hẳn. Năm 1996, con số ấy là 1,3 ngàn người, năm 1997 tăng lên 17 ngàn người, và năm 1998 còn đông hơn: 25 ngàn người.

Việc ngày càng nhiều người muốn theo học ngành này có nhiều lý do. Trước hết đó là sự phù hợp với bước phát triển chung của nền kinh tế; ngành mỏ và dầu khí ngày càng có vị trí trong nền kinh tế, cho nên đã tạo ra một sức hấp dẫn mới; cộng vào đó là sự am hiểu các ngành nghề trong xã hội ngày một khác, người ta có nhiều thông tin để mà hiểu biết…song có một điều hết sức quan trọng là điều kiện dạy và học, cơ sở vật chất của nhà trường đã phát triển, có khả năng đào tạo có chất lượng và đồng thời có khối lượng sinh viên lớn.

 

Ngoài việc đào tạo tại trường, nhà trường còn tổ chức đạo tạo theo địa chỉ. Hiện nhà trường có  thêm hai địa điểm đào tạo mới, đó là Vũng Tàu và Quảng Ninh. Loại hình đào tạo này vẫn đảm bảo chất lượng và ngày càng có uy tín, được các địa phương hoan nghênh và ủng hộ.

 

Dẫu công tác quản lý bận rộn, thầy Kiệt vẫn thường xuyên chỉ đạo và tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Nhà nước như đề tài về trắc địa biển (KT15), chương trình 4603, 4602, v.v…

 

Một điều đáng mừng và mộy đặc điểm của nhà trường là, lãnh đạo nhà trường đều là những nhà khoa học. Đảng uỷ viên có 13 người thì 11 người có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và phó tiến sĩ.

 

Là một nhà giáo, một nhà khoa học, một nhà quản lý, có địa vị trong xã hội, song thầy Kiệt sống rất thoải mái, vô tư. Nguyên tác mà có tình. Thầy rất đôn hậu, mục đích cao nhất là dào tạo được nhiều người có năng lực hoạt động nghiên cứu cho ngành mỏ địa chất. Vì thế thầy rất có trách nhiệm; quyết đoán, nhưng cũng biết lắng nghe, biết phục thiện. Thầy là sự hoà hoà nhập rất nhuần nhuyễn giữa một nhà khoa học, một nhà quản lý, một nhà sư phạm.

Thực ra nhân cách của thầy được toả sáng từ vai trò đó có gì là khác biệt!

Ở thầy có sự hoà quyện các vai trò trong một nhân cách. Vậy thôi!

 

Những tin cũ hơn

Trương Chi Trúc Diễm, người đẹp thời trang cuộc thi Miss Earth 2007 làm đại sứ 'Giờ trái đất'

Trương Chi Trúc Diễm, người đẹp thời trang cuộc thi Miss Earth 2007 làm đại sứ 'Giờ trái đất'

— 21 Tháng Năm 2017

Ngày 6/3/2011 tại TP HCM, Trương Tri Trúc Diễm đã cùng nhiều bạn trẻ khởi động chiến dịch Giờ trái đất. Trúc Diễm sẽ tham gia nhiều hoạt động như: kêu gọi mọi người tắt đèn trong ngày 26/3, đạp xe cùng thanh niên TP HCM kêu gọi hưởng ứng gìn giữ môi trường sống...

Chủ tịch nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam: Trương thị Mai

Chủ tịch nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam: Trương thị Mai

— 21 Tháng Năm 2017

Trong hai ngày 13-14/4/2011, tại Vĩnh Long, được sự hỗ trợ của Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam và Dự án hỗ trợ thực hiện chính sách, Ủy ban các vấn đề về xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội thảo “Nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và việc thúc đẩy bình đẳng giới.”

Trương Phước Ánh - lắng nghe để thấu hiểu

Trương Phước Ánh - lắng nghe để thấu hiểu

— 21 Tháng Năm 2017

" Nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, tôi sẽ đầu tư trí tuệ, tích cực tham gia tại diễn đàn Quốc hội và các hoạt động liên quan theo các định hướng vừa nêu ở trên. Gắn bó với cử tri, tăng cường tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến cử tri, tham gia đầy đủ các hoạt động của Quốc hội theo các nhiệm vụ được giao."

Nghe nhạc Trịnh bằng tiếng Anh

Nghe nhạc Trịnh bằng tiếng Anh

— 21 Tháng Năm 2017

Vào thăm website của Thầy Trương Đình Dũng -Trường Trung học Phổ Thông Trưng Vương- TP Quy Nhơn để nghe Tây hát nhạc Trịnh

Ông Chủ tịch

Ông Chủ tịch "chat" với dân

— 21 Tháng Năm 2017

Thỉnh thoảng có người dân gọi điện hoặc gửi email cho ông Non với lời khó nghe. Ông trả lời rằng sẵn sàng đối thoại. Có lần ông chat với họ từ 20 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau. Trước khi dừng cuộc chat vì đôi bên đã mệt phờ, có người còn dặn với: "Trước mắt tôi công nhận", nhưng hẹn ông: "Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn"…