Thủ khoa ngành Triết học năm 2011 Trương Thị Quỳnh Hoa, niềm tự hào của Họ Trương thôn Tảo Khê

22:01 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 5007
Trương Thị Quỳnh Hoa sinh ngày 15/03/1989, là con gái đầu của TS Trương Quốc Chính, Phó Chủ nhiệm Khoa, Học viện Hành chính quốc gia và là cháu nội Ông Trương Đỗ Khang ( họ Trương thôn Tảo Khê, xã Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Xuất thân từ một gia đình có truyền thống học tập, cả bố và mẹ đều  đã đạt được học vị Tiến sỹ, trong suốt những năm học phổ thông và học đại học, Hoa đều là học sinh giỏi toàn diện
Với thành tích tốt nghiệp Thủ Khoa ngành Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học quốc gia Hà Nội, khóa 2007-2011, vừa qua Quỳnh Hoa đã được nhận Bằng chứng nhận thủ khoa tại Ba Đình, Hà Nội do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cả bố lẫn mẹ đều là giảng viên đại học và đều có bằng tiến sỹ, ngay từ bé, Quỳnh Hoa đã ham học từ nhỏ.Theo “ gien” của ông nội , Quỳnh Hoa thích vẽ và rất thích ca hát , đều đặn tham gia và là hạt nhân của mọi sinh hoạt ngoại khóa ở trường.
 Nhưng trước hết và trên hết, mọi người rất dễ nhận thấy sự ham thích hiểu biết và khám phá ở cô bé có vóc dáng nhỏ bé này. Có lẽ chính vì thế mà Hoa đã đang ký học Triết học, một ngành học từ nhiều năm nay không được coi là “ hot” của thế hệ tuổi” teen” . Nhưng rồi, càng đi sâu nghiên cứu triết học, Hoa càng đam mê với những khám phá của kho tàng trí tuệ thâm sâu của nhân loại, với những sự phân tích cặn kẽ có tính quy luật về thế giới và xã hội loài người.Sau quá trình miệt mài học tập, kết quả dỗ thủ khoa năm 2011 đến với Hoa như một “tất yếu khách quan”. Luân văn  tôt nghiệp đại học của Quỳnh Hoa với tiêu đề” Một số vấn đề cơ bản của logic tình thái” đã được Hội đồng Chấm tôt nghiệp của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được các thầy cô, dù rất tiết kiệm lời khen đối với sinh viên, nhưng đã thống nhất phong tặng cho Quỳnh Hoa điểm ưu tuyệt đối.
Tin Quỳnh Hoa đỗ thủ khoa và được cấp Giấy chứng nhận tại buổi lễ tôn vinh các thủ khoa của Hà Nội cuối tháng 8 vừa qua không chỉ là niềm vui lớn của Ông, Bà, Bố Mẹ và anh, chị em bên nội, bên ngoại mà còn làm nức lòng mọi người họ Trương ở thôn Tảo Khê, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Bố Quỳnh Hoa là TS. Trương Quốc Chính, con trai đầu của Ông Trương Đỗ Khang.Mặc dầu định cư ở Hà Nội đã lâu nhưng gia đình Ông Bà Khang, Nghĩa vẫn duy trì, tôn tạo ngôi nhà hương hỏa của các cụ để lại từ trước, cận kề với khu nhà thờ của Họ Trương ở địa phương.
Ngoài việc đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, có những hiểu biết sâu sắc về xã hội, đồng thời được sinh ra và lớn lên trong một gia đình và dòng họ có bề dày truyền thống, thường xuyên được gắn bó, gần gũi với quê hương, dòng họ Trương ở Tảo Khê, chính vì vậy Quỳnh Hoa luôn có tâm huyết và tình cảm với dòng họ, tham gia tích cực vào các công việc chung của họ. Mới đây, Hoa đã hoàn tất việc đánh vi tính toàn bộ tập gia phả của Họ Trương thôn Tảo Khê được soạn thảo bằng chữ quốc ngữ từ năm 1957, làm cơ sở để lưu giữ, bảo quản lâu dài và tiếp tục bổ sung những đời tiếp theo vào phả hệ của họ.
Gần đây, khi chúng tôi hỏi thăm Quỳnh Hoa về chuyện “ Quy luật của muôn đời”, cô Thủ khoa Triết học này chỉ bẽn lẽn cười: “ Cái gì đến thì tất yếu sẽ đến”.
 
Trương Thị Quỳnh Hoa
 
 
Gia đình Trương Thị Quỳnh Hoa

Những tin cũ hơn

Trương Đình Khâm sáng kiến từ trong lao động

Trương Đình Khâm sáng kiến từ trong lao động

— 21 Tháng Năm 2017

Là một đảng viên trẻ có bậc thợ 5/7 - Trương Đình Khâm - được điều động về tăng cường cho tổ trực điện Hoài Ân trong những ngày cao điểm cải tạo lưới điện, sau tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại địa phương. Tổ chỉ có 6 người - do Hồ Hải Hoan làm tổ trưởng, ngoài việc đảm nhận khối lượng công việc quản lý và kinh doanh điện năng trên địa bàn cả huyện Hoài Ân, địa bàn xa nhất là các xã người dân tộc Ba Na, Hơ rê: Gồm xã Đắc Man, Bok Tới cách thị trấn đến 25-30 cây số đường núi: Ghi chữ điện, phát quang hành lang tuyến, sửa chữa lưới điện khi bị sự cố…là những việc làm thường xuyên của tổ. Nhưng trong những đợt tập trung cải tạo lưới, tháo, lắp xà thay dây, trưa mới về - anh em nhễ nhại mồ hôi, cả tổ đều… “đắng miệng”, nhiều hộp cơm còn thừa quá nửa.

Những nhà Khoa bảng họ Trương ở Hải Dương từ 1075 - 1919

Những nhà Khoa bảng họ Trương ở Hải Dương từ 1075 - 1919

— 21 Tháng Năm 2017

Trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương do Tăng Bá Hoành Chủ biên cùng các đồng tác giả Nguyễn Huy Thiêm, Nguyễn Thị Quế, Hà Trí biên soạn năm 1999 liệt kê 637 vị đỗ đại khoa của Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919, theo đó có 5 người họ Trương.

Trương Phu Duyệt (1476 - ?)

Trương Phu Duyệt (1476 - ?)

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại

Người làm thuê số 1 của hợp tác xã

Người làm thuê số 1 của hợp tác xã

— 21 Tháng Năm 2017

Quả không ngoa khi nói rằng Trương Văn Tem là con người cả xả thân vì thành bại của loại hình kinh tế hợp tác xã (HTX). Vì nó anh đã phải đi tù oan, vì nó anh đã biến một đơn vị đứng bên bờ vực giải thể trở thành một HTX điển hình tiên tiến toàn quốc. Và cũng nhờ sự thành công đó, anh được bầu vào HĐND tỉnh Long An.

PGS.TS Trương Quốc Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.

PGS.TS Trương Quốc Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.

— 21 Tháng Năm 2017

Vừa qua, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1039/Ttg-TTCP ngày 28/6/2011, tại QĐ số 1120/QĐ-CTN ngày 2/8/2011 của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho các cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch