Sách lịch sử về Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy

22:04 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 12069

Cuốn sách ra đời vào một dịp rất đặc biệt, đó là để kỷ niệm: 225 năm ngày vua Quang Trung chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh (31/01/1789- 31/01/2014); 220 năm ngày  vua Quang Trung băng hà 29/7 Nhâm Tý  (1792) – 29/7 Nhâm Thìn (2012); 210 năm ngày vua Gia Long lên ngôi hoàn thành cuộc thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho nước Việt Nam, chấm dứt chiến tranh kéo dài gần 300 năm (02/5 Nhâm tuất (1802)- 02/5 Nhâm Thìn (2012). Đó cũng là những giai đoạn mà quan thượng thư Trương Công Hy đã trải qua và tận mắt chứng kiến những sự kiện lịch sử thăng trầm của đất nước.

“…Ngài Trương Công Hy sinh năm Đinh Mùi (1727) vào thời vua Lê Dụ Tông (1706-1729), chúa An Đô Vương Trịnh Cương (1709-1729) và tại phía Nam, chúa Tộ Quốc Công Nguyễn Phúc Thu (Nguyễn Phúc Trú) (1725-1739). …Ngài từ trần năm Canh Thân (1800), cuộc đời của ngài trải qua 73 năm trên đất Quảng Nam và tại kinh đô Phú Xuân mà thời cuộc lịch sử đất nước từ đầu thế kỷ 16 (1522) đến cuối thế kỷ 19 (1800) như một giấc mơ khi thái, khi loạn, khi hưng, khi suy, khi bỉ, chẳng bao giờ yên…” (trang 4)

Từ sự thao túng quyền hành, lập chiếu giả truyền ngôi, giết hại trung thần, tham lam thu vén, ăn hối lộ, ức hiếp dân lành, gian thần Trương Phúc Loan ở phủ Chúa Nguyễn- Đàng Trong bị chúa Trịnh Sâm cho tướng Hoàng Ngũ Phúc của vua Lê- Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài mang quan vào trừng phạt, nhân đó chiếm luôn thành Phú Xuân của triều Nguyễn. Từ đây quân Tây Sơn bắt đầu cuộc cuộc chính phạt với ngọn cở phù Nguyễn – diệt Trịnh.

Thượng thư Trương Công Hy đã xử lý các mối quan hệ để bảo vệ chính danh việc truyền ngôi vua, ủng hộ việc làm chính nghĩa của quân Tây Sơn qua việc chọn người dựng cờ khởi nghĩa; trong thời bình thì chăm lo phát triển sản xuất, giáo dục, ủy lạo dân chúng; khi  chiến sự thì làm quân sư cho Nguyễn Huệ chiếm lại Thuận Hóa, tiếp đến tiến ra Bắc tiêu diệt nhà Trịnh bảo vệ nhà Lê với ý chí đấu tranh thống nhất đất nước mãnh liệt.  

Thượng thư Trương Công Hy có công lớn trong việc vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa triều đình với quân Tây Sơn trong việc bảo vệ sự toàn vẹn giang sơn, nhưng ông không ngăn được những bất hòa về quan điểm giải quyết vận mệnh đất nước giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, để  Nguyễn Ánh nhờ cậy nước ngoài, thừa cơ vùng dậy xóa tan cơ đồ Tây Sơn. Bất lực vì không thể giữ được tính độc lập tự chủ trong việc gìn giữ đất nước, dù đã là quan thương thư bộ hình của triều đình, Trương Công Hy đã xin về hưu trí, thanh thản với ruộng đồng, dân chúng.

Với gần 120 trang viết, nhà văn Lê Khôi đã dồn tâm trí dựng lại toàn bộ diễn biến lịch sử chẳng bao giờ yên đó cùng chí khí quan trường của thượng thư Trương Công Hy, vị quan dành trọn cuộc đời kiên định đấu tranh vì sự tồn vong của đất nước, giữ đức thanh liêm, chính trực để bảo vệ lẽ phải và sự công bằng cho người dân  thời loạn lạc.

Nhà văn Lê Khôi năm nay 84 tuổi, nguyên là một kỹ sư nông nghiệp, đam mê nghiên cứu lịch sử- văn học từ thời trẻ, gần mười năm sau khi nghỉ hưu ông mới bắt đầu cầm bút. Ông là tác giả của hơn một chục tác phẩm tiểu thuyết và truyện lịch sử, trong đó có 8 tác phẩm được xây dựng thành kịch bản phim lịch sử; có 2 tác phẩm được nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (năm 2005).

Sách được Nhà xuất ban Văn học cấp phép tháng 01/2012, in lần đầu với số lượng 800 cuốn, không đề giá bán. “Tôi mong muốn phục vụ cho độc giả mà đặc biệt là những người con họ Trương, để con cháu giữ mãi niềm  tự hào về dòng tộc” - lời nhà văn Lê Khôi

Những tin cũ hơn

Võ sư Trương Văn Vịnh - Chưỡng môn VĐ Phi Long Vịnh

Võ sư Trương Văn Vịnh - Chưỡng môn VĐ Phi Long Vịnh

— 21 Tháng Năm 2017

Đất Bình Định có hàng chục võ đường, nhưng có lẽ võ đường Phi Long Vịnh của chưởng môn Võ sư Trương Văn Vịnh, 75 tuổi, ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước là nổi tiếng hơn cả, bởi nơi đây đang sở hữu bài quyền “Ngọc trản thần công”, một trong mười bài thi đấu chính thức của giải võ cổ truyền Việt Nam và là bài võ bí truyền do chính vua Quang Trung sáng tạo nên.

Trương Song- người lính 'mở đường máu' trên biển Đông

Trương Song- người lính 'mở đường máu' trên biển Đông

— 21 Tháng Năm 2017

Trên bản đồ, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) được xem là hòn đảo tiền tiêu ở biển Đông. Để giữ vị trí quan trọng này, hơn 40 năm trước, rất nhiều người lính đã ngã xuống trong quá trình tiếp đạn dược, lương thực cho bộ đội bảo vệ đảo.

Ca sĩ Saka Trương Tuyền

Ca sĩ Saka Trương Tuyền

— 21 Tháng Năm 2017

Ngoại hình dễ thương cùng với chất giọng khỏe và biểu cảm, Saka Trương Tuyền gây được ấn tượng với cư dân mạng nhờ ca khúc Yêu đơn phương. Cũng nhờ bản hit này mà Saka được fan trên mạng bầu chọn là ca sĩ trẻ triển vọng 2011.

Hòa thượng Thích Trí Tâm, tấm gương gắn đạo với đời

Hòa thượng Thích Trí Tâm, tấm gương gắn đạo với đời

— 21 Tháng Năm 2017

Năm 1965, tại thành phố Kyoto , có một lưu học viên Việt Nam học tại trường Đại học Bukkyo. Đó là Hòa thượng Thích Trí Tâm, được Hòa thượng Enamisoken bảo lãnh sang học Cử nhân Văn học Nhật Bản. Được sống ở một đất nước công nghiệp phát triển, đi được nhiều nơi, thấy người dân Nhật Bản làm ăn giàu có, thầy mong sớm hoàn thành chương trình học để trở về Tổ quốc, giúp đỡ các tăng ni, Phật tử và nhân dân.

Nhạc sĩ Trương Đình Quang:

Nhạc sĩ Trương Đình Quang: "Tai nghe trống chiến, trống chầu..."

— 21 Tháng Năm 2017

“Tai nghe trống chiến, trống chầu” Đó là nhan đề tập sách sắp xuất bản, viết về nghệ thuật hát bội của nhạc sĩ Trương Đình Quang, người con của làng Minh Hương, Hội An danh tiếng. “Tai nghe trống chiến, trống chầu/Xếp ba miếng kẹo đậu phụng trật đầu lộn đuôi”; “Nghe trống chiến không khiến cũng đi/Nghe trống chầu đâm đầu mà chạy”…