Hồi ức của Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa về ngày tháng hào hùng

21:13 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 1341
Hào khí dân tộc
 
Bà Trương Mỹ Hoa, tên thường gọi là Bảy Thư, sinh ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
 
Bà vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm 1963. Bà đã từng giữ các chức vụ: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội  và Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa 2002 - 2007).
 
Hiện bà là Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính và là đồng Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Hỗ trợ cộng động người Việt Nam ở nước ngoài.
Mở đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi, bà nói: "Tôi may mắn sinh ra đúng vào đêm trước của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Bà tôi bảo số tôi khổ vì sinh ra đã phải chạy giặc. Còn ba má, cậu, dì tôi, những người đi làm cách mạng, lại nói vui rằng tôi sinh ra là để tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền".

Ngày đó, cô Bảy Thư (tên thường gọi của nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa) còn nhỏ nên ấn tượng về cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc lúc đầu đến với bà từ chính chiếc nôi gia đình. Ba cô, ông Trương Văn Đẩu (từng là Tỉnh uỷ viên tỉnh Gò Công) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Thấy ông Đẩu học giỏi, một người thầy có lòng thương đã giúp đỡ, dẫn dắt ông lên Sài Gòn để ông có cơ hội được học tiếp tại trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp ra trường, ông đi làm công ở đồn điền cao su. Đây là thời gian ông được giác ngộ cách mạng, để sau này về quê cùng nhân dân tham gia đấu tranh cướp chính quyền.
 
Nhớ về truyền thống gia đình cách mạng, bà Trương Mỹ Hoa nói: "Ông bà nội tôi đều là những nông dân mù chữ, chỉ đến khi ba tôi đi học thì mới được giáo dục về cách mạng, về phương pháp đấu tranh giành chính quyền từ tay thực dân".

Ông Đẩu trở về Gò Công tham gia kháng chiến, sau đó vợ ông, rồi các em ông cũng tham gia cách mạng. Cách mạng tháng Tám nổ ra, cùng với các đồng chí của mình, ông Đẩu đã hăng hái tham gia cươp chính quyền. Giành độc lập chưa được bao lâu thì Pháp quay lại Việt Nam, quê hương lại lâm và cảnh đau thương, tang tóc. Ngày đó bà Hoa còn nhỏ lắm, cùng với bà con xóm làng, bà phải tản cư khỏi quê hương. Má đã phải đặt bà vào thúng, vừa gánh vừa chạy giặc Tây.

Nhắc về nạn đói năm 1945, bà chỉ biết qua lời kể của những người thân trong gia đình. Hồi đó, ngoài cái đói “trường kì”, dân làng còn không có quần áo mặc, thường là đóng bao bố. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa dân còn không có bao bố để đóng, phải kết lá thành chiếc áo tơi che lên người. Gia đình bà không đến nỗi khốn khổ như vậy, nhưng cũng phải trải qua những bữa không có cơm để ăn.

Bà Hoa nói: "Cách mạng thành công đã cứu sống hàng triệu con người. Nếu không có cách mạng thì số người chết sẽ còn nhiều lắm, chứ không chỉ 2 triệu người. Người ta nói sự căm thù biến thành sức mạnh của dân tộc và điều này rất đúng với dân tộc chúng ta. Một dân tộc đói khổ nhưng đã vùng lên đấu tranh nhờ ý chí quật cường để giành lại độc lập. Ý chí đó được hun đúc, được phát huy nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu".

Mặc dù sinh đúng vào thời điểm đói khổ nhất của dân tộc, nhưng cái đói không phải là nỗi ám ảnh trong cuộc đời bà Trương Mỹ Hoa. Khí thế cách mạng, ý chí quật cường của dân tộc trong hoàn cảnh đói khổ mới là điều bà nhớ nhất, là thứ “nhiên liệu” quý báu truyền vào cuộc đời cách mạng sau này của bà. Bà nói: "Tôi được sinh ra vào thời điểm mà ý chí dân tộc lên cao nhất. Còn bé thì chưa hiểu, nhưng lớn lớn một chút, nhất là khi đã tham gia cách mạng thì hiểu rằng mình đã may mắn được thừa hưởng cái hào khí đó. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sau này, ý nghĩ rằng, một dân tộc đói khổ vẫn làm cách mạng thành công đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách".
 
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trong một lần đến thăm trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, trẻ mồ côi tại TP.HCM.
 
Làm cách mạng từ bé
 
Bà Trương Mỹ Hoa trả lời
 phỏng vấn PV Báo GĐ&XH
Bà Trương Mỹ Hoa kể rằng, sự dấn thân của ba, má và những người ruột thịt trong gia đình trong những ngày hào hùng của dân tộc đã in sâu vào tiềm thức, tác động lớn đến con đường cách mạng mà bà theo đuổi sau này.
 
Ngày đó, ba của bà hoạt động bí mật, còn má vừa tham gia cách mạng vừa vất vả mưu sinh nuôi con. Có những lúc má bị địch bắt ở tù, chị em bà phải ở nhà đùm bọc lấy nhau. Những xiềng xích, gông cùm, tù đày của quân thù, sự dũng cảm của ba, má và những người xung quanh, tất cả những hình ảnh đó đã tác động đến tâm trí non nớt của bà, để sau này bà trở thành một nhà cách mạng kiên trung.

Bà Trương Mỹ Hoa nhớ lại, sau Hiệp định Geneve (1954), những người tham gia kháng chiến tập kết ra Bắc. Nhà nào có người tham gia kháng chiến thì bị rình rập bắt bớ, lúc nào cũng sống trong lo sợ. Chứng kiến cảnh bắt bớ, gông cùm đó, bà đã sớm ý thức được ai là kẻ xấu, ai là người tốt, địch là ai và ta là ai.

Ngày đó, bà thường được má sai làm liên lạc, đưa thư, mang cơm cho mấy chú bội đội. Nhờ má dạy, bà cũng biết cách để làm sao qua mặt được tụi lính bằng cách không đi qua bót, lính hỏi thì trả lời như thế nào để tránh bị nghi ngờ, lục xét.

Hơn 10 tuổi, bà tham gia hoạt động Đội thiếu nhi trong xã. Ngày đó, bà đã biết Bác Hồ là lãnh tụ. Bà đã biết thương bộ đội, thương những người công tác như ba má mình. Khi nghe tin ai bị bắt, bị chết là bà lo và thương. Cho mãi tới bây giờ, bà vẫn không thể quên được nỗi ám ảnh mỗi khi nghe tiếng chim cú hét lên ở đâu đó. Tiếng chim cú trong ký ức của bà là điềm xấu từ phía địch.

Tuổi thơ của bà được hun đúc từ truyền thống gia đình cách mạng, nên khi tham gia công việc đầy sự hy sinh này, bà làm rất tự nhiên. Bà nhớ lại: "Một lần, tôi cùng chị Mỹ Lệ đi học từ Gò Công về, gặp cảnh lính bắt má từ dưới Bình Ân đi lên. Ngày đó, chuyện bắt bớ diễn ra như cơm bữa, thích bắt ai thì bắt. Thấy má bị còng tay dắt đi, hai chị em lao vào ôm má và khóc to: "Sao mấy ông bắt má tui đi đâu". Chị em tôi la giữa đường đồng trống vậy chứ có ai đâu mà kêu cứu. Bị lính dắt đi, má chỉ biết dặn với theo “tụi con đừng khóc, hãy về chăm sóc các em. Nhớ báo bà nội là má bị bắt, má không có tội gì đâu, mai mốt má về”. Lúc đi về, hai chị em không đi trên đường lộ nữa mà rẽ xuống bờ kinh báo cho bà nội, cũng vừa là để ngầm thông báo cho mấy chú cán bộ nằm vùng là má đã bị bắt".

Sau năm 1954, để củng cố chính quyền tay sai miền Nam, Mỹ tổ chức trưng cầu dân ý, để truất phế Bảo Đại và đưa con bài Ngô Đình Diệm lên thay, sau đó chúng tổ chức bầu cử Tổng thống, thực hiện dân chủ giả hiệu, lừa mị nhân dân miền Nam.

Lúc ấy, bà Hoa hơn 10 tuổi. Bà nhớ lại, một lần được má sai mang một túi nhỏ đựng tài liệu về cho bác Mười ở xóm Dinh (xóm bà nội ở). Bác Mười là cán bộ nằm vùng. Bà mặc quần ống rộng, gài  chiếc túi nhỏ vào ống quần, mang giỏ đồ ăn về cho bà nội. Bà không hề biết công việc của mình mà chỉ làm theo lời má dặn là “đi đường này, đường kia, qua xóm này xóm kia”. Má còn dặn là “không được mở ra”, dặn là “đưa đúng người đó. Không la cà, không được ghé nhà ai. Xong về nhà bà nội ở...”. Bà đã làm y như vậy.

Một lần khác cũng được giao “nhiệm vụ” tương tự, vì quá tò mò nên khi đi qua cánh đồng vắng, nhìn xuôi nhìn ngược không thấy ai, bà đã... liều mở ra và thấy mấy tấm căn cước. Lúc về, bà lại mở chiếc túi ra, thấy những tấm căn cước được đóng dấu đỏ "Đã đi bầu". Bấy giờ bà mới hiểu được phần nào nhiệm vụ má đang làm. Đó là cách hợp thức hóa những người chống bầu cử Ngô Đình Diệm. Bà Hoa bảo, cho đến bây giờ, má của bà vẫn chưa biết việc con gái làm sai lời dặn. Sau giải phóng, bà chưa kịp thú nhận với má thì má đã đi xa.

Những sự kiện lớn của dân tộc diễn ra thời thơ ấu đã cho bà thấu hiểu hơn về sự hy sinh, mất mát của những người làm cách mạng, cũng là ý chí mãnh liệt để bà dấn thân vào con đường đó khi lớn lên. Cũng vì nhờ được tiếp ngọn lửa yêu nước từ bé mà sau này, khi tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ gian khổ, phải trải qua các nhà tù khét tiếng của giặc tới 11 năm, bà vẫn kiên trung vượt qua thử thách, hiên ngang đứng vững trước quân thù...

Những tin cũ hơn

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc - Học Bác điều giản dị và bao dung

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc - Học Bác điều giản dị và bao dung

— 21 Tháng Năm 2017

Trung tá Trương Thị Thanh Trúc, người từng có hơn năm năm chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ (1964-1969) vẫn không cầm được nước mắt khi nhắc những kỷ niệm về Bác. Giọng cô nghèn nghẹn: “Đọc báo thấy quan chức tỉnh này tỉnh nọ xa hoa, phung phí lại ngậm ngùi nhớ đến Bác. Cả một đời Bác sống giản dị, bao dung như thế để nhiều thế hệ học tập...”.

Người nữ thượng tá công an nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

Người nữ thượng tá công an nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

— 21 Tháng Năm 2017

Ở vị trí công tác vừa lãnh đạo, chỉ đạo vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, nhiều năm qua, những việc làm thầm lặng của Chị đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Chị là thượng tá Trương Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1957, Trưởng phòng Bảo vệ An ninh nội bộ và Văn hoá tư tưởng - Công an tỉnh Kiên Giang. Là một cán bộ trong ngành an ninh, chị luôn rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Luôn khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.

Tấm lòng vàng của người mẹ liệt sĩ

Tấm lòng vàng của người mẹ liệt sĩ

— 21 Tháng Năm 2017

Chứng kiến việc làm từ thiện của bà, ban đầu nhiều người không hiểu đã cho rằng bà là người thích “chơi trội”. Bà cũng chẳng mấy bận tâm đến điều đó. Đối với bà, điều quan trọng nhất là góp được một phần sức lực, của cải giúp đời. Bà là Trương Thị Thảo, mẹ liệt sĩ ở quận Ba Đình, Hà Nội.

Mẹ liệt sĩ 105 tuổi làm khuyến học

Mẹ liệt sĩ 105 tuổi làm khuyến học

— 21 Tháng Năm 2017

Mẹ liệt sĩ Trương Thị Con (ảnh), 105 tuổi ở xóm Nội Dinh, thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung (Hiệp Hòa) luôn được mọi người kính trọng bởi đức hy sinh, lòng chung thủy, sự gương mẫu. Đặc biệt, cụ còn là người "đặt nền móng" cho quỹ khuyến học của dòng họ Hoàng.

Nhà văn Trương Đăng Dung

Nhà văn Trương Đăng Dung

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Đăng Dung. Sinh ngày 8 tháng 5 năm 1955. Quê quán: Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Viện trưởng Viện Văn học. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội nhà văn VN năm 2000.